Mùa thu đến rồi! Bạn đã nghĩ ra món ăn gì chiêu đãi cả gia đình chưa? Lẩu cá khoai sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời đấy! Nước lẩu chua cay hòa quyện với vị ngọt thơm của cá khoai, rau nhúng, các loại hải sản vô cùng hấp dẫn. Cùng học cách nấu lẩu cá khoai đơn giản dưới đây nhé!
Nội dung
Nguyên liệu làm lẩu cá khoai
Để làm món lẩu cá khoai thơm ngon, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:
- 1kg cá khoai
- 500g xương heo
- 3 quả cà chua
- 1 bó hành lá, thì lá
- Hành củ, me chua
- Hải sản: Mực tươi, tôm, nghêu, sò (tùy loại bạn thích)
- Rau nhúng: Xà lách, rau thơm, rau cần, rau cải (tùy loại bạn thích)
- Gia vị: Nước mắm, ớt, bột nêm, muối, dầu ăn.
Cách chọn nguyên liệu
Đối với xương heo
Nước xương hầm là một một trong những nguyên liệu không thể thiếu trong món lẩu. Có 3 loại xương được dùng phổ biến để làm nước hầm ngon là xương ống, xương đuôi của heo/ bò và xương ức của gà. Trong món lẩu cá khoai, mình khuyến khích mọi người dùng xương heo, xương heo giúp món lẩu ngon ngọt hơn.
Nên sử dụng loại xương tươi, còn đỏ. Tốt nhất là sáng bạn dậy sớm, đến chợ đầu mối mua ngay ở lò mổ. Tránh mua xương đông lạnh, không rõ nguồn gốc.
Đối với cá khoai
Muốn nồi lẩu cá khoai ngon thì đây là bước quyết định tất cả. Chọn mua cá khoai còn tươi, ánh lên những ia sáng màu hồng dọc theo thân.
Cách nấu lẩu cá khoai ngon tại nhà
Nguyên liệu đã chuẩn bị xong rồi! Cùng chúng tôi vào bếp nấu lẩu cá khoai đãi cả nhà nhé!
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Xương ống rửa sơ qua, chặt thành khúc vừa ăn, rồi cho vào nồi nước có pha muối đun sôi. Sau đó đổ phần nước đi, rửa lại bằng nước lạnh thật sạch, để loại bỏ mùi hôi và chất bẩn.
Cho xương đã trần rồi hầm như, để lửa to, khi nước sôi thì hạ lửa nhỏ. Trong quá trình hầm tuyệt đối không cho thêm muối sẽ làm mất đi độ ngọt tự nhiên của xương. Nếu muốn nước ngon, trong hơn thì cho củ hành khô cắt thành múi cau hầm chung.
Bạn chỉ cần hầm xương trong 1 tiếng đã đủ làm xương mềm, nhừ, ngọt. Nếu chỉ lấy nước dùng không thì hầm 2 tiếng. Xương hầm ngon nhất trong khoảng 3-4 tiếng.
Bước 2: Sơ chế cá khoai
Cá khoai ngâm với nước muối loãng để miếng cá rắn chắc khi nhúng nước lẩu không bị nát. Sau đó vớt ra rổ cho ráo, dùng dao cắt làm đôi, ướp với nước mắm, bột nêm, gừng, rồi xếp ra đĩa sao cho đẹp mắt, chưa ăn ngày thì dùng màng bọc cá lại bằng màng bọc thực phẩm, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Bước 3: Sơ chế các loại rau, hải sản
Đối với rau nhúng
Bạn có thể dùng bất kỳ loại rau gì để nhúng lẩu, tùy theo sở thích. Mỗi vùng khác nhau có sở thích nhúng rau khác nhau, người bắc bộ thích sử dụng rau cần, cải cúc còn nhiều niềm Nam thích dùng rau cải mầm.
Rau bạn nhặt bỏ những ngọn dập nát, hỏng, rồi rửa sạch, ngâm nước mũi vớt ra rổ để ráo, khi ăn cho rau ra đĩa.
Đối với các loại rau gia vị
Cà chua rửa sạch, bổ múi cau; hành khô bóc vỏ, đập giập, bằm nhỏ; Hành lá, thì là nhặt bỏ rễ, lá giập, úa vàng, rồi cắt thành khúc vừa ăn.
Me ngâm nước nóng cho mềm, dằm nhuyễn, dùng dây lọc lấy phần thịt mẹ
Hải sản
Các loại hải sản bạn thích, rửa sạch, khử mùi tanh bằng rượu trắng, sau đó để ráo, xếp ra đĩa.
Bước 4: Nấu nước lẩu
Tiếp theo trong hướng dẫn nấu lẩu cá khoai. Bạn bắc nồi lên bếp, cho dầu ăn vào đun nóng, phi thơm hành, đổ cà chua vào xào chín. Tiếp đó cho nước hầm xương vào đun sôi. Nêm nếm gia vị nước me, nước mắm, ớt, bột nêm sao cho vừa, rồi tắt bếp.
Bước 5: Thưởng thức lẩu cá khoai
Khi ăn lẩu, bạn sắp rau, cá khoai, hải sản ra đĩa, sao cho đẹp mắt và hấp dẫn. Khi ăn lẩu thì đun sôi lại nồi nước dùng cho hành lá, thì lá cắt khúc vào. Thích ăn loại nào thì nhúng vào nồi đợi đến khi chín thưởng thức. Món lẩu cá khoai rất tuyệt khi ăn kèm với bún.
So với các loại cá khác, cá khoai ăn lẩu rất đặc biệt, sau khi thả cá vào nồi sôi cho chín tới, rồi vớt ra dùng ngay, khi ăn dùng tay cầm đuôi lắc lắc thịt cá sẽ róc ra.
Một buổi tối cuối tuần, các bà nội trợ ngại gì mà không chiêu đãi cả nhã một bữa lẩu. Ngoài cá khoai, có thể học cách nấu lẩu cá lóc mà không cần đến tận Nam Bộ thưởng thức.
Bà bầu ăn cá khoai được không?
Trong cá khoai chứa rất nhiều dinh dưỡng như chất đạm, protein, khoáng chất, nhiều vitamin, chất béo. Chúng còn hỗ trợ điều trị một số bệnh thai kỳ như tiểu đường, chóng mặt, cao huyết áp, thai kỳ.
Tuy nhiên cá khoai sống ở vùng nước lợ, gần cửa biển, có chứa thủy ngân, ảnh hưởng rất lớn đến tế bào thần kinh của thai nhi.
Bà bầu khi ăn cá khoai, không được ăn sống, chưa chín kỹ, mua tại những cửa hàng uy tín, cá sạch, không sống trong môi trường ô nhiễm. Mỗi tuần nên ăn khoảng 350g cá biển các loại. Thay vào đó bà bầu có thể lựa chọn loại các loại thủy hải sản nước ngọt như tôm, cua, ốc.
Cá khoai ăn với rau gì?
Những loại rau ăn lẩu cá khoai phổ biến là rau muống, rau cải, hoa chuối, rau cần, cải cúc, ngoài ra một số vùng miền khác sử dụng rau sống và rau cải mầm để làm rau nhúng… Những loại rau này rất tốt cho dạ dày, còn giúp điều hòa thân nhiệt.
Hạn chế sử dụng loại rau dễ gây dị ứng như dọc mùng, nấm, giá đỗ, hoa bí để ăn lẩu.
Để tránh ngộ độc bạn nên chọn mua rau có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Bởi hiện nay trên thị trường rau thường dùng nhiều hóa chất tăng trưởng, thuốc trừ sâu, sống ở môi trường ô nhiễm.
Cá khoai nấu gì ngon
Cá khoai là loài cá biển, thân mềm thường sống ở các vùng biển Hải Phòng, Nam Định. Từ cá khoai bạn có thể chế biến được vô vàn các món ăn khác nhau như: Cá khoai kho tiêu, canh cá khoai thì là, cháo cá khoai….
Vào những ngày thời tiết se lạnh, cùng cả quây quần thưởng thức nồi lẩu cá khoai thì tuyệt vời biết mấy! Cách nấu lẩu cá khoai mà chúng tôi chia sẻ rất đơn giản đúng không nào? Hy vọng với công thức này bạn sẽ làm nên được nồi lẩu vô cùng tuyệt hảo.
Chúc các bạn thành công!