Tại sao có ngày nhuận? Những năm nào có nhuận, Cách tính năm nhuận

4.9/5 - (7 bình chọn)

Chắc hẳn vẫn còn nhiều người thắc mắc tại sao có ngày nhuận và những năm nào có nhuận? Những chia sẻ dưới đây sẽ đem lại thông tin hữu ích nhất dành cho bạn.

Chắc hẳn bất kỳ ai cũng đã từng nghe và biết đến ngày nhuận, tháng nhuận và năm nhuận. Nhưng chắc chắn vẫn còn nhiều người thắc mắc tại sao có ngày nhuận và những năm nào có nhuận? Hơn nữa, cách tính năm nhuận như thế nào cho đúng thực sự không phải đơn giản. Những chia sẻ dưới đây sẽ đem lại rất nhiều thông tin hữu ích nhất dành cho bạn.

Tại sao có ngày nhuận?

Tìm hiểu lý do tại sao có ngày nhuận
Tìm hiểu lý do tại sao có ngày nhuận

Như chúng ta đã biết, tháng 2 thông thường sẽ chỉ có 28 ngày nhưng có những năm tháng 2 lại có ngày 29 ngày. Và ngày 29/2 đó được gọi là ngày nhuận. Vậy tại sao có ngày nhuận? Những năm nào có nhuận? Và bao nhiêu lâu thì xuất hiện ngày nhuận một lần?

Để giải thích cho lý do tại sao có ngày nhuận, chúng ta phải tìm hiểu về vòng quay của Trái đất xung quanh Mặt trời. Để quay hết một vòng quanh Mặt trời, Trái đất sẽ mất 365 ngày. Nhưng thực tế, khoảng thời gian chính xác nhất để Trái đất hoàn thành một vòng quay quanh Mặt trời là 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây, tức 365.25 ngày.

Người ta xét thời gian cho một năm là 365 ngày, như vậy thực tế mỗi năm sẽ dư ra 0.25 ngày. Vậy cứ 4 năm số ngày dư kia tích lại sẽ thành 1 ngày. Từ đó phát sinh nhu cầu phải có 1 năm nhuận và ngày dư thừa trên được coi chính là ngày nhuận. 1 ngày dư ra sau mỗi 4 năm sẽ được tính vào tháng 2. Do vậy, cứ 4 năm một lần, tháng 2 từ 28 ngày sẽ trở thành có 29 ngày

Ngày nhuận được tính dựa trên thời gian chính xác của Trái đất quay xung quanh Mặt trời

Theo lịch dương, mỗi năm có 365 ngày là nhanh hơn năm mặt trời thực tế. Lịch mặt trời là do con người đặt ra, do vậy nếu không có sự điều chỉnh thì sai số giữa năm mặt trời theo lịch và năm mặt mặt trời trong thực tế sẽ lớn dần. 4 năm lệch 1 ngày và đến 100 năm sẽ lệch tới 25 ngày. Do vậy, việc điều chỉnh 4 năm 1 lần có ngày nhuận là rất cần thiết.  

Sosigenes là nhà thiên văn học tiên phong đưa ra lời khuyên cho ngày nhuận trở thành 1 ngày chính thức trong lịch dương. Không phải tự nhiên phải căn chỉnh lại thời gian lịch dương, bởi lẽ nếu để số ngày dư ra quá nhiều thì thời gian của mùa hè sẽ trở thành mùa đông của bán cầu bắc. Do vậy, bổ sung ngày nhuận vào lịch dương sẽ đồng bộ với lịch thực tế của mặt trời, đảm bảo các mùa trong năm sẽ diễn ra đúng theo thời gian. 

Tại sao lại có tháng nhuận?

Tháng nhuận xuất hiện theo cách tính thời gian của lịch Mặt trăng

Lịch dương hay theo cách gọi khác là lịch Mặt trời sẽ xuất hiện ngày nhuận. Còn lịch âm hay còn gọi là lịch Mặt trăng thì sẽ xuất hiện tháng nhuận. Vậy tại sao lại có tháng nhuận và sau bao nhiêu năm sẽ có tháng nhuận một lần? 

Theo lịch âm, thời gian của 1 năm sẽ có 354 ngày ít hơn so với lịch dương. Như vậy, sau mỗi 3 năm số thời gian dư ra chênh lệch sẽ tích lũy đủ thành 1 tháng. Do đó, người ta đã đặt ra cứ 3 năm lại có 1 tháng nhuận nhằm tránh tạo ra sự sai lệch thời gian quá lớn sau nhiều năm. Tuy nhiên, không cố định như ngày nhuận mà tháng nhuận luân phiên thay đổi theo từng năm nhuận khác nhau.

Tại sao lại có năm nhuận?

Hiểu rõ tại sao có ngày nhuận? Tại sao có tháng nhuận và những năm nào có nhuận? Vậy bạn đã biết tại sao lại có năm nhuận? Năm nhuận có bao nhiêu ngày hay chưa? 

Năm nhuận giúp đồng bộ về thời gian giữa năm trên lịch với năm thiên văn

Năm nhuận xuất hiện trong cả lịch âm và lịch dương. Năm nhuận chính là năm theo dương lịch sẽ chứa một ngày dư ra và theo âm lịch sẽ chứa một tháng thứ 13. Sự xuất hiện của năm nhuận nhằm đảm bảo sự đồng bộ về thời gian của năm trên lịch với năm thời tiết hay còn gọi là năm thiên văn. 

Năm nhuận dương lịch là gì? Những năm nào có nhuận?

Theo cách tính thời gian của lịch mặt trời gọi là dương lịch. Và theo năm dương lịch thì cứ 4 năm sẽ có 1 năm nhuận. Trong năm nhuận sẽ có tổng số 366 ngày và quy ước ngày 29 tháng 2 gọi là ngày nhuận. Còn những năm có 365 ngày thì tháng 2 chỉ có 28 ngày. 

Vậy những năm dương lịch nào có ngày nhuận? Bạn đã biết cách tính năm nhuận dương lịch hay chưa? Thực tế, việc tính năm nhuận theo dương lịch hay năm nhuận theo âm lịch khá đơn giản. Nhưng việc tính tháng nhuận của các năm nhuận âm lịch thì khá phức tạp và khó khăn hơn.

Cách tính năm nhuận dương lịch theo quy ước khá đơn giản

Để tính năm nào là năm nhuận theo dương lịch bạn có thể áp dụng theo công thức sau:

  • Đơn giản nhất, theo quy ước thì những năm dương lịch nào chia hết cho 4 thì chắc chắn năm đó là năm nhuận. Theo đó, ví dụ các năm 2001, 2002, 2003, 2005, 2006, 2007, 2009… không chia hết cho 4 nên không phải năm nhuận. Còn các năm 2000, 2004, 2008, 2012, 2016, 2020 chia hết cho 4 nên là năm nhuận.
  • Ngoài ra, còn một cách tính khác là đối với những năm tròn thế kỷ (năm có 2 số cuối của năm là số 0) mà chia hết cho 400 thì năm đó cũng là năm nhuận. Hoặc 2 số đầu của năm đó chia hết cho 4 chúng ta cũng biết được đó là năm nhuận dương lịch.

Ví dụ như những năm 1300, 1400, 1500, 1700, 1800, 1900 có hai số đầu không chia hết cho 4 nên không phải năm nhuận, còn các năm 1600 hay 2000 chính là các năm nhuận… Tương tự, trong tương lai những năm 2400 và 2800 là các năm nhuận còn các năm 2100, 2200, 2300, 2500, 2600, 2700, 2900 và 3000 không phải năm nhuận. 

Năm nhuận âm lịch là gì? Những năm nào có nhuận?

Âm lịch chính là cách tính thời gian theo lịch mặt trăng. Như chúng ta đã biết, mỗi năm âm lịch chỉ có 354 ngày, ít hơn lịch dương 11 ngày. Do đó trung bình tháng mặt trăng chỉ có 29,5 ngày. Tổng thời gian ngắn hơn cứ sau 3 năm sẽ là 33 ngày (khoảng hơn 1 tháng).

Năm nhuận âm lịch sẽ có 13 tháng âm

Để sai số giữa năm âm lịch và năm dương lịch không phải quá lớn thì tháng  nhuận âm lịch đã ra đời. Hơn nữa, đây cũng là cách làm để năm âm lịch không sai lệch thời gian với thời tiết bốn mùa đồng thời cũng chỉ được tuần trăng. Tuy nhiên, với cách tính tháng nhuận này thì năm dương lịch vẫn nhanh hơn so với năm âm lịch. Do vậy, để chính xác hơn thì cứ 19 năm một lần sẽ có một tháng nhuận chỉ cách sau 2 năm. 

Như vậy, cứ 3 năm sẽ có 1 năm nhuận âm lịch, 5 năm sẽ có 2 năm nhuận và 19 năm sẽ có tròn 7 năm nhuận. Theo dương lịch, trong 19 năm có tổng số 228 tháng tương ứng với 235 tháng âm lịch. Như vậy, năm âm lịch sẽ thừa ra 7 tháng so với năm dương lịch và đó chính là 7 tháng nhuận tương ứng với 7 năm nhuận âm lịch. Theo chu kỳ 19 năm thì 7 tháng đó được quy ước vào các năm thứ 3, 6, 9 hoặc 8, 11, 14, 17, 19. 

Cách tính năm nhuận âm lịch cũng khá dễ dàng và đơn giản. Bạn chỉ cần lấy số năm dương lịch chia cho 19, nếu chia hết hoặc có số dư là 3; 6; 9, 11; 14; 17 thì năm âm lịch đó có tháng nhuận

Ví dụ:

  • Năm 2014: 2014 chia hết cho 19 nên năm đó là năm nhuận âm lịch.
  • Năm 2017: 2017 chia cho 19 dư 3 nên năm đó là năm nhuận âm lịch.
  • Năm 2020: 2020 chia cho 19 dư 6 nên năm đó là năm nhuận âm lịch.
  • Năm 2015: 2015 chia cho 19 dư 1 nên không phải năm nhuận âm lịch.
  • Năm 2016: 2016 chia cho 19 dư 2 nên không phải năm nhuận âm lịch.
  • Năm 2018: 2018 chia cho 19 dư 4 nên không phải năm nhuận âm lịch.
  • Năm 2019: 2019 chia cho 19 dư 5 nên không phải năm nhuận âm lịch.

Mặc dù bạn có thể nhanh chóng tính được năm có tháng nhuận âm lịch, nhưng việc tính tháng nhuận thì khá phức tạp. Năm nhuận âm lịch sẽ có 13 tháng trong năm. Theo quy luật thì năm âm lịch nhuận sẽ có 2 tháng liên tiếp nhau

Để tính được tháng nhuận theo lịch âm, chúng ta phải xác định được chính xác vị trí của Trái đất cũng như Mặt trăng trên quỹ đạo chuyển động. Dựa vào nhiều yếu tố, các nhà lịch pháp đã tính toán công phu và đưa ra được tháng nhuận âm lịch tương đương với từng năm nhuận âm lịch để tuân theo. 

Dưới đây là bảng tính các tháng nhuận trong những năm âm lịch trong những năm gần đây và năm sắp tới:

 

Năm nhuận 2014 2017 2020 2023 2025 2028 2031
Tháng nhuận 9 6 4 2 6 5 3

Năm 2020 có nhuận hay không và sẽ Nhuận vào tháng mấy?

Năm 2020 là năm nhuận theo cả Dương lịch và âm lịch

Để trả lời chính xác năm 2020 có phải năm nhuận hay không chúng ta chỉ cần thực hiện các phép tính đơn giản như sau:

  • Cách tính theo lịch dương: Lấy 2020 chia cho 4, kết quả 2020 chia hết cho 4 như vậy theo dương lịch thì năm 2020 sẽ làm năm nhuận. Do đó, trong năm 2020 sẽ có thêm một ngày nhuận, nghĩa là sẽ có ngày 29/02/2020. 
  • Cách tính theo lịch âm: Lấy 2020 chia cho 19 cho ta kết quả là dư 6 thuộc trong dãy số dư của năm nhuận là 3, 6, 9, 11, 14, 17. Do đó, năm 2020 là năm nhuận theo âm lịch và sẽ có thêm một tháng nhuận. 
  • Theo tính toán đã chỉ ra tháng nhuận của năm 2020 sẽ là tháng 4 âm lịch. Do vậy, năm 2020 sẽ có 2 tháng 4 âm. Tháng 4 nhuận trong năm 2020 được tính bắt đầu từ ngày 23/5/2020 đến ngày 20/6/2020 theo Dương lịch (Âm lịch là ngày 1/4/2020, tức ngày Bính Dần, tháng Tân Tỵ, năm Canh Tý – kết thúc là ngày 29/4/2020, tức ngày Giáp Ngọ, tháng Tân Tỵ, năm Canh Tý). 
  • Vì năm 2020 là năm nhuận nên Dương lịch sẽ có 366 ngày và Âm lịch sẽ có tới 384 ngày.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do Tại sao có ngày nhuận? Những năm nào có nhuận? Tại sao có tháng nhuận và tại sao có năm nhuận?… Giờ thì bạn có thể tự mình tính được năm nhuận âm lịch và dương lịch một cách dễ dàng đúng không nào.