Mụn cóc: Nguyên nhân, biểu hiện và cách trị tận gốc
Mụn cóc là gì? Chúng xuất hiện do những nguyên nhân nào? Khi gặp tình trạng da như thế này bạn nên phải ứng ra sao để hiệu quả loại bỏ, tránh di chứng và sự trở lại về sau? Hãy lắng nghe chia sẻ chi tiết từ các chuyên gia, bác sỹ trong lĩnh vực này để có được những thông tin chính xác nhất.
Nội dung
Mụn cóc là gì?
Mụn cóc (mụn thịt) thực ra là một bệnh da liễu, nguyên nhân chủ yếu gây ra là do virus HPV (Human Papilloma Virus).
Những con virus này sẽ xâm nhập da qua những vết trầy xước, tạo thành các cục u nhỏ lành tính có bề mặt sần sùi.
Mụn thịt thường sẽ xuất hiện nhiều tại bàn tay, cánh tay và cẳng chân.
Chúng không quá nguy hiểm tới sức khỏe con người nhưng lại dễ bị lây nhiễm, phát triển và lây lan nhanh.
Thời gian điều trị mụn cóc khá dài và khiến cho phần da bị trở nên mất thẩm mỹ.
Tìm hiểu thêm:
- Mụn nước là gì? Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng ngừa
- Mụn cơm là gì? Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
- Mụn cám là gì? Nguyên nhân, cách điều trị
- Mụn bọc là gì? Nguyên nhân, Cách điều trị
- Mụn đầu trắng là gì? Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
- Mụn đầu đen là gì? nguyên nhân, cách điều trị
Phân loại mụn cóc
Tùy vào từng khu vực nổi mụn và hình dạng tạo thành mà mụn thịt sẽ được chia thành các loại sau:
Mụn cóc thông thường
Đây là phần mụn xuất hiện ở khu vực ngón tay, bàn tay và xung quanh móng.
Chúng thường sần sùi và có hình dạng chấm nhỏ màu đen.
Mụn cóc dạng sợi mảnh
Là phần mụn dài, mảnh xuất hiện nhiều xung quanh mắt, mũi, miệng.
Chúng phát triển nhanh theo cấp số nhân và gây mất thẩm mỹ khuôn mặt.
Mụn cóc phẳng
Mụn thịt dạng này xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể, kích thước của chúng khả nhỏ (chỉ từ 1mm-5mm), ít sần sùi và rất khó phát hiện.
Mụn cóc ở chân
Đây là dạng mụn cóc xuất hiện nhiều ở phần chân (gót và lòng bàn chân).
Mụn khiến cho người bệnh rất khó chịu và gặp đau đớn, trở ngại khi di chuyển hay chạm vào chúng.
Nguyên nhân gây bệnh mụn cóc
Để điều trị hiệu quả mụn cóc, bạn phải tìm hiểu thật kỹ những nguyên nhân gây ra chúng.
Các nguyên nhân cụ thể:
Mụn cóc xuất hiện chủ yếu là do virus HPV. Chúng xâm nhập vào cơ thể qua những vết xước ở da, sau đó phát triển và kích thích các tế bào gây ra các các cục mụn có tính sần sùi.
Mụn thịt thường bị lây nhiễm rất nhanh qua các bộ phận của cơ thể người hoặc từ người này qua người khác. Người bệnh nếu cào hoặc nặn mụn sẽ làm tăng khả năng lây lan của chúng.
Hẫu như quá trình phát triển kích thước để xuất hiện trên da của mụn cóc lên tới vài tháng. Do vậy, hầu như những người bị mọc loại mụn này không hề phát hiện ra chúng, dù nó đang mọc ngay trên cơ thể mình.
Triệu chứng bệnh mụn cóc
Mụn nào mọc trên da mới là mụn cóc? Làm sao để nhận biết chúng? Hãy xem một số dấu hiệu, triệu chứng cụ thể dưới đây.
Mụn cóc sẽ gây khó chịu khi nó vừa nhú ra khỏi da. Trong một vài trường hợp như phần da trên mặt hay đầu, loại mụn này còn gây ra hiện tượng chảy máu. Nếu xuất hiện ở bàn chân thì mụn thường phồng rộp và sưng lên, đặc biệt, chúng sẽ gây đau đớn và dễ vỡ khi người bệnh di chuyển. Phần mụn quanh móng chân lại bị nứt nẻ và đau.
Thông thường mụn cóc sẽ xuất hiện rồi lây lan ra các khu vực khác nhanh chóng. Tuy nhiên, có một số trường hợp chúng sẽ tự biến mất sau khi hiện hữu trên da người bệnh sau vài tháng hoặc vài năm.
Mụn cóc thực ra chỉ là những cục u lành tính, do vậy chúng sẽ không gây hại quá nhiều tới sức khỏe người bệnh. Bạn không nên lo lắng khi xuất hiện loại mụn này. Chúng sẽ chỉ gây khó chịu, chảy máu và mất mỹ quan trên gương mặt, thời gian điều trị mụn có thể sẽ lâu dài vì vậy, hãy kiên trì bạn nhé.
Trên đây chỉ là một số biểu hiện, triệu chứng thường thấy của mụn cóc. Nếu có những dấu hiệu khác thường, hãy tham khảo ý kiến của các bác sỹ chuyên ngành để nhận được tư vấn và sự hướng dẫn kịp thời.
Đối tượng có nguy cơ bị bệnh mụn cóc
Mụn cóc có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng, nhiều lứa tuổi khác nhau, từ nam nữ, người lớn tuổi, trung niên cho tới trẻ nhỏ, … Tuy nhiên, những người nào có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất, hãy cùng xem mình có nằm trong danh sách không nhé:
- Lứa tuổi: trẻ em và thanh thiếu niên
- Những người có hệ miễn dịch cơ thể yếu, ví dụ như những người được cấy ghép nội tạng hoặc bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS.
- Người thường xuyên di chuyển bằng chân trần trên các bề mặt ẩm ướt, không đảm bảo được vệ sinh như các khu vực bể bơi, phòng tắm công cộng, …
- Những đối tượng thường xuyên sử dụng đồ chung với người bệnh mụn cóc như dùng khăn tắm chung, dao cạo râu, cắt móng tay, …
- Người đeo giày chật, bị mồ hôi nhiều.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh mụn cóc
Bạn có bị mụn cóc hay không? Đây là câu hỏi thường xuyên được những người có dấu hiệu bị bệnh thắc mắc. Hãy cùng lắng nghe chia sẻ đến từ các bác sỹ chuyên ngành để biết thêm thông tin chi tiết.
Chẩn đoán bệnh mụn thịt dựa trên những dữ liệu thu thập từ việc kiểm tra các tổn thương trên da:
Vị trí bị tổn thương nếu nghi ngờ chúng là mụn cóc thì hãy cắt lấy một phần ở chỗ đó bằng dao mổ thông dụng. Quan sát bên trong xem chúng có xuất hiện các chấm đen hay có mạch máy nào bị vón cục hay không.
Cạo sinh thiết phần này và gửi tới các phòng thí nghiệm có khả năng phân tích chuyên sâu bằng kính hiển vi. Sau khi phân tích, bảng kết quả trả về từ mẫu da bị tổn thương lấy của bạn sẽ cho chúng ta biết đó có phải là mụn thịt hay không.
Điều trị mụn cóc như thế nào?
Mụn cóc là bệnh do virus HPV gây ra. Người bệnh này hầu như sẽ không tự khỏi chỉ có một vài trường hợp các bé có hệ miễn dịch tốt sẽ xóa tan dấu vết trong vòng 6 tháng. Mụn có khuynh hướng phát triển và lây lan một cách nhanh chóng, nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, càng sớm càng tốt thì tình trạng bệnh sẽ càng kinh khủng hơn.
Cách điều trị mụn cóc tại bệnh viện
Khi được điều trị tại bệnh viện thì bệnh này sẽ có hai mục tiêu chính là tiêu diệt mụn cóc và kích thích hệ miễn dịch phát triển. Liệu trình dành cho những người bị mụn cóc có thể kéo dài từ vài tuần tới vài tháng tùy vào tình trạng của mụn, mức độ lây lan và cơ địa mỗi người. Sau khi điều trị xong, bạn sẽ được khuyên có chế độ ăn uống tốt, sinh hoạt vệ sinh, bởi mụn cóc vẫn có xu hướng trở lại.
- Thuốc lột mạnh có axit salicylic: Đây là loại thuốc có cường độ mạnh, sau khi sử dụng lên da, chúng sẽ có tác dụng loại bỏ từng lớp mụn, trả lại làn da mịn màng, tươi trẻ ngày nào.
- Đóng băng: Đây là liệu pháp đông lạnh, bác sĩ sẽ chấm nitơ lỏng vào phần da mụn cóc. Các mô mụn sẽ bị đóng băng, chết và bong ra chỉ trong vòng 1 tuần. Phương pháp này sẽ lặp lại cho đến khi mụn cóc hoàn toàn biến mất. Tác dụng phụ của đóng băng là phần da sẽ đau, phồng rộp và có thể bị đổi màu.
- Các axit khác: Nếu mụn cóc không bị tác dụng với hai phương pháp trên, các bác sĩ sẽ áp dụng ngay cách thức sau. Đầu tiên là cạo bề mặt mụn sau đó bôi axit trichloroacetic vào. Bạn sẽ bị nóng rát nhưng chỉ một lúc là hết ngay. Để hiệu quả tốt nhất, hãy lặp lại ít nhất mỗi tuần 1 lần liệu trình trị mụn này.
- Tiểu phẫu: Đây là phương pháp dễ dàng nhất để loại bỏ mụn. Các mô sẽ được cắt bỏ nhanh chóng, tuy nhiên, chúng thường để lại sẹo sau điều trị.
- Chiếu tia laser: Tia laser sẽ đốt cháy các mạch máu đang nuôi dưỡng mụn cóc, các mô chết đi từ đó mụn cóc sẽ xẹp xuống. Đây là phương pháp mới, chưa được chứng minh hiệu quả cao trong quá trình điều trị mụn và dễ gây ra sẹo.
Cách điều trị mụn cóc tại nhà
Nếu bạn là người có hệ miễn dịch tốt và không hề có tiền sử bệnh tiểu đường, hãy thử trước các phương pháp điều trị mụn tại nhà trước khi đến bệnh viện nhé.
- Axit salicylic: Đây là loại thuốc điều trị mụn cóc không cần kê toa. Chúng được bán rộng rãi trên các nhà thuốc toàn quốc dưới dạng thuốc mỡ, dạng lỏng hoặc miếng dán. Hãy mua chúng về và kiên trì sử dụng trong một vài tuần, kết quả sẽ khiến bạn ngạc nhiên.
- Băng keo: Dán mụn cóc bằng băng keo chuyên dụng trong 6 – 7 ngày. Sau đó, hãy tháo keo ra, ngâm trong nước ấm, dùng đá bọt nhám để loại bỏ phần mô chết. Cho mụn thông thoáng trong 12h rồi lặp lại liệu trình cho tới khi mụn hết hẳn.
Những lưu ý về chế độ sinh hoạt, ăn uống khi điều trị mụn cóc
Để nâng cao hiệu quả của các phương pháp điều trị mụn cóc trên đây, hãy thực hiện các lưu ý về chế độ sinh hoạt, ăn uống dưới đây:
- Không tỉa, cắt hoặc cạo khu vực quanh mụn khi chưa được sự cho phép của bác kỹ.
- Tránh sử dụng các dụng cụ, thiết bị chung với người bệnh như cắt móng tay-chân, khăn tắm, dép đi trong nhà, …
- Nếu mụn gần các móng hãy tránh cắn móng tay.
- Luôn để bàn tay khô ráo bởi ẩm ướt là môi trường dễ phát triển nhất của mụn cóc.
- Sau khi chạm vào mụn cóc, hãy đảm bảo rửa tay cần thận.
- Chọn giày dép đi phù hợp, đừng để chúng bị rộng hay chật quá.
- Thường xuyên thay đổi giày và vớ trong tuần, không nên sử dụng chung với người khác.
Trên đây là một số thông tin về mụn cóc (mụn thịt) do virus HPV gây ra. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã thêm nhiều kiến thức về loại bệnh này. Nếu có ghi ngờ mình bị mụn, hãy tới ngay các cơ thể y tế và triển khai các biện pháp tiêu diệt chúng ngay lập tức.